A. Thông tin về giỗ Tổ ngành may từ A – Z
1. Tổ ngành may là ai?
Tổ nghề (hay Tổ ngành, Đức Thánh Tổ, Tổ sư) là một hoặc nhiều người có công lớn trong việc sáng lập, truyền bá một nghề nào đó như tổ nghề sân khấu, tổ nghề thủ công mỹ nghệ, tổ nghề báo,…
Tổ nghề may là Nguyễn Thị Sen – Ca Ông Hoàng hậu, vợ của vua Đinh Tiên Hoàng thời nhà Đinh trong lịch sử Việt Nam. Quê của bà tổ nghề may ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm huyện Ứng Hòa, Hà Nội, Việt Nam.
2. Giỗ Tổ ngành may ngày bao nhiêu?
Giỗ Tổ nghề may được tổ chức hàng năm vào ngày 12 tháng 12 (tháng chạp Âm Lịch), lễ lớn tại Trạch Xá (Hà Nội) và Hội An (Quảng Nam).
Ngoài ra, các tiệm may và doanh nghiệp may mặc cũng tiến hành làm lễ giỗ tổ để thể hiện tấm lòng tri ân đến tổ nghề.
3. Nguồn gốc của ngày giỗ tổ ngành may
Theo thần tích ở đền thờ tổ nghề may tại
làng Trạch Xá (Hà Nội), bà Nguyễn Thị Sen là một người con gái xinh đẹp, đảm đang và rất giỏi trong nghề dệt may thêu thùa. Khi vua Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) về Trạch Xá chiêu mộ hào kiệt, đã gặp gỡ và kết duyên với cô gái thôn có nhan sắc tuyệt trần và khéo léo đảm đang.
Tại Kinh đô Hoa Lư, vua Đinh đã phong Nguyễn Thị Sen làm Hoàng Hậu. Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vua Đinh Tiên Hoàng (924-979) đã lập 5 Hoàng hậu tên hiệu là: Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông. Mặc dù chính sử chép tên hiệu 5 bà hoàng hậu nhà Đinh nhưng không ghi rõ tên gọi chính thức của từng người.
Sau khi vào cung, vua đã truyền khắp nhân gian dâng vải lụa đến cho Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen. Bằng sự khéo léo, bà đã giúp các cung nữ phát triển và sáng tạo được nghề may trong cung vua.
Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị sát hại trong cung, quyền lực hậu cung chuyển giao về cho Hoàng hậu Dương Văn Nga và Lê Hoàn. Nguyễn Thị Sen đã cùng con gái là Công chúa Liên Hoa từ giã hoàng cung Hoa Lư, trở về quê hương Trạch Xá và truyền dạy nghề may cho người dân trong làng. Bà mất vào ngày 12 tháng Chạp Âm lịch, bà được lập đền thờ, tôn làm bà tổ nghề may và đây cũng là ngày giỗ tổ nghề may.
Từ khi Hoàng hậu Nguyễn Thị Sen đưa về, nghề may gắn bó với làng Trạch Xá và đã trở thành ngành nghề truyền thống của làng. Làng Trạc Xá nổi tiếng với nghề may áo dài, áo lễ hội và cung đình. Làng nghề này hội tụ nhiều thợ may tài hoa, với đôi bàn tay khéo léo đã làm nên những chiếc áo dài truyền thống Việt Nam đẹp nổi tiếng trong và ngoài nước.
4. Hàng năm học viên của PDS Academy đến thắp hương và tưởng nhớ công ơn tổ nghề tại làng TRẠCH XÁ
B. Ý nghĩa của ngày giỗ Tổ ngành may
Thờ Tổ nghề may Nguyễn Thị Sen là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, để các thế hệ sau thể hiện sự tôn trọng, biết ơn người sáng lập ra nghề may. Ngoài các đền thờ, miếu đình, có thể lập bàn thờ tổ nghề may tại nhà, vào ngày tuần tiết, sóc, vọng, giỗ tết, đều có cúng cấp.
Giỗ Tổ nghề may được tổ chức hàng năm với mục đích nhớ vị tổ nghề đẽ có công tạo ra nghề may và mở mang kiến thức nghề cho người dân. Đồng thời cầu mong Tổ nghề may phù hộ làm ăn được suôn sẻ, buôn may bán đắt, tránh mọi sự rủi ro, phát đạt và gặp nhiều may mắn.
C. Hướng dẫn cách cúng giỗ Tổ ngành may
1. Chuẩn bị lễ vật dâng Tổ nghề may gồm những gì?
Để chuẩn bị giỗ Tổ nghề may, tùy theo điều kiện kinh tế bạn có thể chuẩn bị mâm cũng tổ nghề như sau.
a. Mâm cúng dâng tổ ngành may đơn giản tại tiệm may, nhà may dịch vụ
-
Cành hoa
-
Trầu cau
-
Ly rượu
-
Chén nước
-
Con gà
-
Đĩa trái cây
b. Mâm cúng dâng Tổ ngành may tại đền thờ Tổ nghề và đơn vị kinh doanh ngành may có quy mô lớn
-
Nhang rồng phụng
-
Đèn cầy
-
Giấy cúng giỗ Tổ ngành may
-
Hoa Cúc Kim Cương
-
Trái cây ngũ quả
-
Hủ Gạo
-
Hủ Muối
-
Nước trà
-
Nước chai
-
Rượu nếp
-
Trầu cau
-
Gà luộc
-
Heo sữa quay
-
Bánh bao
-
Bánh hỏi
-
Bánh chưng/bánh tét
-
Chả lụa
-
Xôi
2. Bài văn khấn trong lễ cúng tổ nghề may
Bài văn khấn trong lễ cúng tổ ngành may như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương!
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là… Cư ngụ tại…
Hôm nay là ngày 12 tháng chạp năm….
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén nhang hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư Vị Tôn thần.
Con kính mời ngài Thánh sư nghề May.
Con cúi xin Chư vị tôn thần Thánh sư nghề May thương xót cho tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, tâm đạo mở mang, lộc tài tăng tiến, sở cầu tất ứng, sợ nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước an kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!
3. Cách cúng giỗ tổ ngành may chuẩn
Sau khi chuẩn bị đủ mâm cúng và bài văn khấn, người chủ trì cúng bái sẽ chuẩn bị quần áo chỉnh tề và lên hương đèn để làm lễ. Lễ bái và khấn vái được diễn ra với nội dung cảm tạ công ơn, đức hy sinh của vị Tổ ngành để khai sáng, kiến tạo ra ngành này.
Cách cúng giỗ tổ ngành may cần được thực hiện theo quy trình để đảm bảo tính tôn nghiêm, tổ nghề phù hộ công việc thuận lợi, phát đạt và chất lượng nhất.
Sau khi cúng bái, mọi người có thể ngồi lại với nhau và trò chuyện, không khí sum vầy giúp buổi lễ diễn ra tốt đẹp và ý nghĩa hơn.
4. Những điều cần lưu ý khi cúng giỗ tổ ngành may
-
Lễ cúng giỗ Tổ nghề cần thể hiện được sự chỉnh chu, tỉ mỉ và lòng thành của gia chủ dâng lên Tổ nghề.
-
Mâm lễ vật cúng giỗ Tổ nghành may bắt buộc phải có các lễ vật như sau: hoa tươi, con gà, đĩa trầu cau, ly rượu và chén nước lã.
-
Thời gian cúng Giỗ Tổ ngành may nên chọn vào buổi sáng là tốt nhất. Người chỉ trì lễ cúng giỗ phải ăn mặc thật gọn gàng và tươm tất.
Trên đây là tất cả những thông tin về Giỗ Tổ ngành may được tổng hợp một cách cụ thể nhất. Chúc bạn cúng Giỗ tổ nghề may suôn sẻ và công việc thành công. Hẹn gặp các bạn trong những chia sẻ tiếp theo.